Diễn đàn về GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Xin giáo trình, tài liệu nghề Thiết kế đồ họa
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty09.06.16 2:59 by nguyen26

» Giáo trình
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty07.06.16 21:44 by sv_vfu

» Đề an sát nhập Trung tâm
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty30.05.16 1:14 by Khuong767

» Loa loa loa loa loa!
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty23.01.16 9:53 by Admin

» Hướng dẫn công tác đào tạo,tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty23.01.16 9:43 by Admin

» 199/TCDN-KHTC ngày 06/4/2007
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty09.11.15 20:56 by nhanhieptv

» Xin chương trình chi tiết trung cấp nghề Điện dân dụng
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty11.08.15 0:40 by locvl_1982

» Qui định về số tiết của GV
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty12.07.15 20:12 by tienttdn

» giáo trình ti học văn phòng
DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty08.04.15 7:21 by damlh

Keywords

nghề  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Go down

DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ Empty DỰ THẢO SÁT NHẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Bài gửi  nho 20.08.13 2:23

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 3191 /BGDĐT-GDCN
V/v góp ý Dự thảo Thông tư liên tịch Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2013
hướng dẫn sáp nhập các trung tâm
trên địa bàn cấp huyện

Kính gửi: - Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố;
- Các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện;
- Các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp cấp huyện;
- Các trung tâm dạy nghề cấp huyện;
- Các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”.
Thực hiện Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân (tại Thông báo số 162/TB-VPCP ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ), Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch giữa hai Bộ về việc hướng dẫn sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp trên địa bàn cấp huyện để thành lập trung tâm mới có đủ năng lực thực hiện đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, giáo dục kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp và dạy nghề (xem dự thảo gửi kèm).
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị các sở: Giáo dục và đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố; các trung tâm: Giáo dục thường xuyên, Dạy nghề và Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan góp ý Dự thảo Thông tư liên tịch nói trên. Ý kiến góp ý bằng văn bản đề nghị gửi về Bộ giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục chuyên nghiệp) số 49, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc gửi qua địa chỉ email: [You must be registered and logged in to see this link.]
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác./.
TL. BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận: KT.VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
- Như trên; PHÓ VỤ TRƯỞNG
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để b/c);
- BT. Phạm Thị Hải Chuyền (để b/c);
- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- TT. Trần Quang Quý (để b/c); Đã ký
- TT. Bùi Văn Ga (để b/c);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu:VT, Vụ GDCN. Phạm Như Nghệ


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ LAO ĐỘNG Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: /2013/TTLT-GDĐT–LĐTB&XH Hà Nội, ngày tháng năm 2013
DỰ THẢO

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm dạy nghề,
trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11/5/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy dịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện).
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc thành lập trung tâm mới (trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề) trên địa bàn cấp huyện.
2. Đối tượng áp dụng trong Thông tư này bao gồm:
a) Trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn cấp huyện;
b) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện;
c) Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp cấp huyện.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cụm từ “thành lập” được hiểu là hình thành một trung tâm mới trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp huyện. Nếu trên địa bàn cấp huyện chưa có cả ba trung tâm nói trên thì “thành lập” được hiểu là xây dựng một trung tâm mới với đầy đủ các chức năng giáo dục thường xuyên, giáo dục kỹ thuật - hướng nghiệp và dạy nghề.
2. Cụm từ “tổ chức lại” được hiểu là việc sắp xếp, kiện toàn lại các trung tâm dưới hình thức sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề vào một trong ba trung tâm nêu trên để thành lập một trung tâm mới với đầy đủ các chức năng giáo dục thường xuyên, giáo dục kỹ thuật - hướng nghiệp và dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.
Điều 3. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên (học chữ, hướng nghiệp và học nghề) của nhân dân trên địa bàn cấp huyện.
2. Đảm bảo tăng cường được năng lực giáo dục và dạy nghề của các trung tâm sau khi sáp nhập, thành lập mới hoặc tổ chức lại và sử dụng nguồn lực đầu tư một cách hiệu quả.
3. Đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và nhân viên các trung tâm.
4. Đảm bảo trên địa bàn mỗi huyện có một trung tâm thực hiện đồng thời các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
Điều 4. Điều kiện thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Việc thành lập trung tâm mới trên co sở sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định bằng văn bản.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện tự nguyện sáp nhập và tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề trên địa bàn quản lý.
3. Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Có phương án về nhân sự lãnh đạo chủ chốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện quyết định tổ chức lại tổ chức.
4. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi trung tâm mới được thành lập.
5. Có phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Điều 5. Các trường hợp thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
1. Đối với những đơn vị cấp huyện tồn tại đồng thời nhiều trung tâm (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề), Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét để sáp nhập và tổ chức lại thành một trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
2. Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có hai trong số ba trung tâm, thì sáp nhập lại thành một trung tâm và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
3. Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có một trong số ba trung tâm thì chỉ cần tổ chức lại với việc bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để đảm bảo trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.
4. Đối với những đơn vị cấp huyện chưa có trung tâm nào trong các trung tâm nói trên thì thành lập một trung tâm thực hiện đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Điều 6. Trình tự, thủ tục thành lập, sáp nhập và tổ chức lại
Việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chủ trương và chỉ đạo các cơ quan quản lý thuộc thẩm quyền xây dựng Đề án thành lập, sáp nhập và tổ chức lại.
2. Cơ quan được phân công chịu trách nhiệm xây dựng Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập trung tâm mới sau khi sáp nhập, giải thể trung tâm cũ. Dự thảo Quy chế hoạt động của trung tâm.
3. Thẩm tra Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại trung tâm mới, giải thể trung tâm cũ.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể trung tâm.
5. Tên gọi của trung tâm sau khi thành lập trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại là Trung tâm Giáo dục và Dạy nghề (huyện), (sau đây gọi tắt là trung tâm). [phương án 2. Trung tâm Phát triển nhân lực (huyện)].

CHƯƠNG II
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THÀNH LẬP, TỔ CHỨC LẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ, TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN VÀ TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT TỔNG HỢP - HƯỚNG NGHIỆP
Mục 1
THÀNH LẬP TRUNG TÂM
Điều 7. Đề án thành lập Trung tâm
1. Đề án thành lập trung tâm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
2. Nội dung Đề án bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập trung tâm;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
c) Loại hình của trung tâm;
d) Cơ cấu tổ chức của trung tâm;
đ) Các yếu tố cần thiết bảo đảm cho trung tâm hoạt động; trong đó có dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc, trang thiết bị, phương tiện cần thiết;
e) Phương án thành lập và lộ trình hoạt động của trung tâm;
g) Kiến nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
Điều 8. Tờ trình thành lập trung tâm
1. Tờ trình thành lập trung tâm do Uỷ ban nhân dân cấp huyện soạn thảo để trình Uỷ ban nhân dân tình, thành phố.
2. Nội dung tờ trình đề nghị thành lập trung tâm gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
b) Những nội dung chính của đề án thành lập trung tâm;
c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
3. Tờ trình đề nghị thành lập trung tâm phải do Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ký và đóng dấu theo đúng quy định.
Điều 9. Lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan
1. Cơ quan đề nghị thành lập trung tâm chịu trách nhiệm về việc lấy ý kiến góp ý bằng văn bản (của sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Nội vụ, sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan khác) về việc thành lập trung tâm.
2. Việc lấy ý kiến và tham gia ý kiến của các cơ quan bằng văn bản phải tuân theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Điều 10. Thẩm định thành lập tổ chức
1. Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định đối với việc thành lập trung tâm là sở Nội vụ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của trung tâm;
c) Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm theo quy định;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với trung tâm cần thành lập;
đ) Tính khả thi của việc thành lập trung tâm.
3. Văn bản thẩm định do Giám đốc sở Nội vụ ký. Nội dung của văn bản thẩm định phải bảo đảm đủ cơ sở để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định 1 trong 3 trường hợp sau:
a) Thống nhất việc thành lập trung tâm;
b) Không thống nhất việc thành lập trung tâm;
c) Chưa thành lập trung tâm, cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề trong đề án.
Điều 11. Thẩm tra thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm
1. Cơ quan thẩm tra
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan thẩm tra thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm.
2. Nội dung thẩm tra
a) Thẩm tra về thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm và hồ sơ thẩm định của sở Nội vụ;
b) Phân tích, tổng hợp, có ý kiến đánh giá độc lập về nội dung của đề án;
c) Chỉnh lý lần cuối nội dung, thể thức các dự thảo văn bản trình để hoàn tất trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
Điều 12. Hồ sơ thành lập trung tâm
1. Hồ sơ trình thành lập trung tâm gồm:
a) Đề án thành lập trung tâm;
b) Tờ trình về Đề án thành lập trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập trung tâm (kèm theo), dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trung tâm (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước);
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập trung tâm;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định
a) Văn bản thẩm định về dự thảo Quyết định, Tờ trình, Đề án thành lập trung tâm, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trung tâm;
b) Dự thảo văn bản Quyết định thành lập trung tâm đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh theo sự chuẩn bị của cơ quan thẩm định (nếu có).
3. Hồ sơ thẩm tra
a) Báo cáo thẩm tra của cơ quan được giao thẩm quyền thẩm tra về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị, hồ sơ của cơ quan thẩm định;
b) Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối các văn bản chuẩn bị trong hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm.
Điều 13. Quyết định sáp nhập và thành lập trung tâm
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thẩm định và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy chế làm việc và các quy định tại Thông tư này để quyết định việc thành lập trung tâm.
2. Hình thức văn bản của Quyết định thành lập trung tâm phải phù hợp với thẩm quyền của cơ quan quyết định thành lập.
3. Việc chỉnh lý và hoàn tất lần cuối dự thảo Quyết định thành lập trung tâm trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức, do cơ quan được giao chức năng thẩm tra chuẩn bị trên cơ sở dự thảo văn bản tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và ý kiến của cơ quan thẩm định.



Mục 2
TỔ CHỨC LẠI TRUNG TÂM
Điều 14. Hồ sơ đề nghị
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại trung tâm dạy nghề hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, hoặc trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp gồm Đề án và Tờ trình cần nêu rõ:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc bổ sung chức năng nhiệm vụ mới;
b) Xây dựng các phương án về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan khi được bổ sung chức năng nhiệm vụ mới;
c) Quy định tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại trung tâm và thời hạn xử lý các vấn đề.
2. Việc tổ chức thẩm định Tờ trình hồ sơ, tổ chức thẩm tra thủ tục, hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.


CHƯƠNG III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Tuân thủ nguyên tắc, điều kiện thành lập trung tâm, tổ chức lại được quy định tại Điều 2, Điều 4, Điều 5 của Thông tư để xây dựng đề án, tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định, soạn thảo dự thảo văn bản quyết định, dự thảo Quy chế hoạt động của tổ chức, xin ý kiến của cơ quan thẩm định và các cơ quan có liên quan, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại theo quy định tại Thông tư này.
2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai hoạt động sau khi có quyết định thành lập tổ chức hoặc tổ chức lại.
3. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện quyết định thành lập Trung tâm hoặc tổ chức lại.
Điều 16. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý trung tâm
1. Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước cho sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cho sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trung tâm mới thành lập hoặc tổ chức lại.
2. Cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương và nguồn ngân sách địa phương để phân bổ cho các trung tâm mới thành lập hoặc tổ chức lại để thực hiện chương trình dạy nghề, giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp.

CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày .... tháng 5 năm 2013
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm thi hành theo thẩm quyền do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Báo cáo tình hình thực hiện và những tác động đến công tác dạy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục hướng nghiệp sau khi sáp nhập thành lập trung tâm mới hoặc tổ chức lại cho các cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thẩm quyền quản lý.


nho
nho
Thành viên
Thành viên

Tổng số bài gửi : 29
Registration date : 28/12/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết