Diễn đàn về GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Xin giáo trình, tài liệu nghề Thiết kế đồ họa
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty09.06.16 2:59 by nguyen26

» Giáo trình
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty07.06.16 21:44 by sv_vfu

» Đề an sát nhập Trung tâm
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty30.05.16 1:14 by Khuong767

» Loa loa loa loa loa!
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty23.01.16 9:53 by Admin

» Hướng dẫn công tác đào tạo,tuyển sinh tại các cơ sở dạy nghề
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty23.01.16 9:43 by Admin

» 199/TCDN-KHTC ngày 06/4/2007
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty09.11.15 20:56 by nhanhieptv

» Xin chương trình chi tiết trung cấp nghề Điện dân dụng
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty11.08.15 0:40 by locvl_1982

» Qui định về số tiết của GV
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty12.07.15 20:12 by tienttdn

» giáo trình ti học văn phòng
Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty08.04.15 7:21 by damlh

Keywords

nghề  

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức

Go down

Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức Empty Giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức

Bài gửi  Admin 21.10.07 0:26

Mô hình người giáo viên dạy nghề
trong nền kinh tế tri thức


Nền kinh tế tri thức ra đời với tốc độ phát triển như vũ bão đã và đang làm thay đổi nhiều quan niệm, giá trị trên nhiều bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá....Bên cạnh đó, xu thế hội nhập quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, đang ngày càng đặt ra yêu cầu gắt gao đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Những yêu cầu đó đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động dạy nghề, đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề - nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo.
Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình người giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức cũng là vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
1. Đặc điểm nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và công nghệ thông tin. Nói cách khác, kinh tế tri thức là nền kinh tế mà sự phổ cập, sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nền kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm, ở đây chỉ trình bầy một số đặc điểm chính sau:
- Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ, nhất là các công nghệ cao. Thông tin và tri thức trở thành yếu tố đầu vào của hệ thống sản xuất, quản lý: đó là công cụ để sáng tạo của cải, là chìa khóa của quyền lực và an ninh kinh tế - xã hội.
- Có sự chuyển đổi lớn về cơ cấu của nền kinh tế. Sự chuyển đổi này dựa trên những tiến bộ sâu sắc của nền công nghệ cao đó là công nghệ thông tin - truyền thông (liên kết tin học và viễn thông), công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, chế tạo vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới.
- Phương thức sản xuất dựa trên nền công nghiệp “vi mô” theo nghĩa nhỏ nhẹ và tác động nhanh. Từ tổ chức sản xuất theo qui mô lớn, nhất thể hoá chuyển dần sang tổ chức sản xuất phân tán theo cấu trúc mạng và linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng.
- Quá trình tin học hoá các khâu sản xuất, dịch vụ và quản lý là cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức. Những năm từ 2000-2005, trên thế giới đã xuất hiện biết bao sản phẩm, dịch vụ mới về chất như máy tính cá nhân với công nghệ mạng không dây, truyền hình kỹ thuật số, điện thoại di động đa năng, Internet...và đã tạo cho nhân loại niềm tin rằng cứ mỗi khoảng thời gian không lâu, nhân loại sẽ sống trong một thế giới mới với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới.
- Bên cạnh nền kinh tế vật thể sản xuất ra của cải vật chất, dịch vụ là một nền kinh tế khác: kinh tế phi vật thể. Đây là nền kinh tế với những sản phẩm kiến thức mà ý niệm là chủ yếu. Sản phẩm của kiến thức, công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiêu biểu nhất.
- Xu thế toàn cầu hoá, nhất thể hoá các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh kèm theo hai mặt: Cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả. Vai trò chính phủ các quốc gia ngày càng giảm bớt, xu hướng liên kết tự do hóa thưong mại ngày càng mở rộng, nhất thể hóa thế quan, tài chính.
- Tri thức là vốn quý nhất: Quyền sở hữu trí tuệ trở thành quan trọng nhất và sáng tạo là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển.
- Yếu tố giáo dục, đào tạo là nguồn lực chủ yếu tạo thế cạnh tranh của các nước trên phạm vi toàn cầu. Hướng tổng quát nhất của nền giáo dục đi vào phục vụ nền kinh tế tri thức là tri thức phải thành kỹ năng, tri thức phải thành trí lực và nói rộng ra, giáo dục đào tạo phải tạo ra nhân lực, nhân tài cho đất nước. Chính các nước công nghiệp phát triển đang sử dụng cơ hội này, dựa trên nền knh tế tri thức để đột phá vào các công nghệ cao mà không phải đầu tư quá lớn. Học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời là đặc điểm nổi bật của xã hội và nền kinh tế tri thức.
2. Quan điểm lý luận hiện đại về dạy nghề trong nền kinh tế tri thức
Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội trong nền kinh tế tri thức với những biến đổi nhanh chóng về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ…nhiều quan điểm, ý tưởng mới về giáo dục nghề nghiệp, về dạy nghề đã ra đời và có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển giáo dục nghề nghiệp ở nhiều nước.
Mục tiêu đào tạo cũng có những thay đổi căn bản theo hướng gắn bó chặt chẽ hơn với họat động lao động nghề nghiệp, trình độ công nghệ và hình thức tổ chức, phân công lao động. Mục tiêu đào tạo không chỉ hướng đến yêu cầu hình thành kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn chú ý đến hình thành và phát triển nhân cách, ý thức và thái độ đúng đắn ở mỗi người học. Các thành tố: kiến thức - kỹ năng - thái độ có mối quan hệ chặt chẽ và chuyển hóa lẫn nhau trong cuộc sống vừa lao động vừa học tập (hình 2.1).
Mối quan hệ giữa người dạy và người học cũng có nhiều biến đổi. Mối quan hệ này đang chuyển dần từ quan hệ quyền uy (người dạy), phụ thuộc (người học) sang mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Trong mối quan hệ này, người dạy luôn đóng vai trò chủ đạo với chức năng cơ bản là tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động dạy học; người học có vị trí trung tâm tham gia tích cực, chủ động và sáng tạo vào quá trình học tập. Ngoài ra, trong mối quan hệ này, người học vừa là khách thể của quá trình dạy, nhưng đồng thời lại là chủ thể của quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Với vị trí trung tâm, người học phát huy tốt tính tự chủ, tích cực, có nhiều cơ hội sáng tạo, thể hiện năng lực, hiểu biết của mình nhiều hơn, thích ứng với môi trường đào tạo và môi trường lao động tương lai (hình 2.2).
Cơ cấu nhân lực cũng có sự thay đổi. Các ngành công nghệ cao đòi hỏi lực lượng lao động trí óc sáng tạo là yếu tố then chốt của quá trình CNH, HĐH đại biểu cho xu thế phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế tri thức. Khác với nền kinh tế công nghiệp trong đó các sản phẩm có hàm lượng lao động cao và hàm lượng vật liệu cao chiếm ưu thế trong tổng sản phẩm quốc dân của một nước hay của thế giới; Trong nền kinh tế tri thức các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, với chi phí thấp các nguồn lực đầu vào sẽ chiếm đa số (hình 2.3).
3. Mô hình người giáo viên dạy nghề trong nền kinh tế tri thức
Với những đặc điểm đặc thù của nền kinh tế trí thức, những quan điểm về đào tạo nghề hiện đại, đang đặt ra những yêu cầu gắt gao cả về mặt phẩm chất và năng lực đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề. Điều đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực kỹ thuật là một đội ngũ lao động có trình độ văn hoá cao, có năng lực chuyên môn giỏi, có khả năng thích ứng linh hoạt và sáng tạo đối với các yêu cầu thay đổi của khoa học công nghệ và sản xuất dịch vụ... Do vậy, để đào tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật đó, đội ngũ người giáo viên dạy nghề phải có những thay đổi cơ bản về mô hình chung. Có thể hình dung ở một số đặc điểm sau:
- Trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT và trình độ đào tạo chuyên môn bậc đại học phải là trình độ tối thiểu của người giáo viên dạy nghề. Trong thời gian tới đây, phần đáng kể giáo viên dạy nghề có trình độ tối thiểu về chuyên môn phải là trình độ sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ). Đào tạo giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ chung của hệ thống giáo dục đại học (các trường ĐHSPKT và công nghệ)
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo ngày càng rộng để hình thành đội ngũ giáo viên dạy nghề theo các lĩnh vực khoa học - công nghệ chứ không theo các ngành nghề kinh tế như hiện nay. Giáo viên dạy nghề phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là công nghệ mới.
- Kiến thức và năng lực sư phạm hiện đại có vai trò quyết định đến năng lực hoạt động của người giáo viên dạy nghề, trong đó việc hình thành nhân cách thái độ của con người, việc phát triển năng lực tư duy nhận thức trở nên quan trọng hơn việc hình thành kĩ năng kĩ xảo hoạt động lao động nghề nghiệp thuần tuý.
- Giáo viên dạy nghề phải sử dụng thành thạo công nghệ dạy học hiện đại. Các phương tiện thông tin (máy tính, đa phương tiện, mô hình ảo...) là những phương tiện lao động hàng ngày của giáo viên . Quá trình người giáo viên vừa dạy - vừa học xen kẽ với nhau (học suốt đời).
- Người giáo viên dạy nghề cần có năng lực tốt trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, thể hiện vừa mềm dẻo, linh hoạt nhưng khách quan, công bằng. Sử dụng và khai thác tốt các phương thức kiểm tra, đánh giá hiện đại, sử dụng máy tính…
- Trình độ nhận thức xã hội, ngoại ngữ trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề. Ngoại ngữ trở thành chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức nhân loại, giúp người giáo viên dạy nghề nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới của thế giới.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của kiến thức loài người, với nền kinh tế tri thức, với vai trò và trách nhiệm nặng nề, hơn ai hết, người giáo viên dạy nghề phải đẩy mạnh hoạt động học tập, tự học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đặt ra, bắt nhịp vào sự vận hành của nền kinh tế tri thức góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

(Bài đăng trên Tạp chí LĐCĐ số /2005)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 105
Registration date : 20/10/2007

https://hungvdtn.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết